Các khái niệm căn bản Điểm_kỳ_dị_công_nghệ

Kurzweil viết rằng, vì những sự chuyển đổi mô hình, một khuynh hướng phát triển theo cấp số nhân sẽ mở rộng định luật Moore từ mạch tích hợp tới những những transistor, ống chân không, relay, và các máy tính cơ điện trước đó. Ông dự đoán rằng sự phát triển theo cấp số nhân sẽ tiếp tục diễn ra, và rằng trong vài thập kỷ khả năng tính toán của mọi máy tính sẽ vượt quá trí não của con người, và trí thông minh nhân tạo cũng sẽ xuất hiện ở khoảng thời gian đó.

Nhiều người trong hầu hết những tác gia được công nhận về sự kỳ dị, như Vernor Vinge và Ray Kurzweil, định nghĩa khái niệm trong những giới hạn của việc tạo ra siêu trí thông minh bằng kỹ thuật, và cho rằng con người hiện tại rất khó hay không thể dự đoán một hậu kỳ dị sẽ như thế nào, bởi những khó khăn trong việc tưởng tượng những dự định và khả năng của các thực thể siêu thông minh.[4][5][6] Thuật ngữ "kỳ dị kỹ thuật" ban đầu được Vinge đặt ra, ông đã thực hiện một suy luận dựa trên sự giống nhau giữa thống kê về khả năng của chúng ta trong việc dự đoán điều sẽ xảy ra sau sự phát triển của siêu trí thông minh và thống kê khả năng dự đoán của vật lý hiện đại tại kỳ dị không-thời gian phía sau chân trời sự kiện của một hố đen.[6]

Một số tác gia sử dụng "kỳ dị" theo một cách rộng hơn để chỉ bất kỳ thay đổi căn bản nào trong xã hội của chúng ta, xuất hiện bởi những công nghệ mới như công nghệ nano phân tử,[7][8][9] dù Vinge và những tác gia nổi bật khác đã phát biểu rõ rằng nếu không có siêu trí thông minh, những thay đổi đó sẽ không được coi là một kỳ dị thật sự.[4] Nhiều tác gia cũng gắn kỳ dị với những quan sát về sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong nhiều ngành công nghệ (với định luật Moore là ví dụ đáng chú ý nhất), sử dụng những quan sát đó như một cơ sở để dự đoán rằng kỳ dị có lẽ sẽ xảy ra ở một thời điểm trong thế kỷ 21.[8][10]

Một kỳ dị kỹ thuật bao gồm khái niệm của một sự bùng nổ trí thông minh, một thuật ngữ đã được I. J. Good đặt ra năm 1965.[11] Dù tiến bộ kỹ thuật đã tăng tốc, nó vẫn bị giới hạn bởi trí thông minh căn bản của trí óc con người, vốn, theo Paul R. Ehrlich, đã không có thay đổi gì nhiều trong hàng nghìn năm.[12] Tuy nhiên, với năng lực ngày càng gia tăng của máy tính và các công nghệ khác, có thể cuối cùng nó sẽ có khả năng tạo ra một loại máy thông minh hơn loài người.[13] Nếu trí thông minh vượt loài người được tạo ra, dù bằng cách khuếch đại trí thông minh của con người hay trí thông minh nhân tạo, nó sẽ mang lại những khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo cao hơn con người, thì khi ấy nó có thể thiết kế một cỗ máy có khả năng lớn hơn, hay tự viết lại các mã nguồn của mình để trở nên thông minh hơn. Cỗ máy có khả năng cao hơn này sau đó lại có thể tiếp tục thiết kế ra một cỗ máy khác với khả năng lớn hơn. Những sự lặp lại này có thể tăng tốc, dẫn tới sự tự cải thiện đệ quy, có khả năng co phép sự thay đổi lớn về lượng trước khi bất kỳ một giới hạn trên nào được các quy luật vật lý hay tính toán lý thuyết bắt đầu.[14][15][16]

Sự tăng trưởng theo cấp số nhân trong công nghệ máy tính theo định luật Moore thường được nêu ra như một nguyên nhân để dự đoán một kỳ dị sẽ xảy ra trong một tương lai khá gần, và một số các tác gia đã đề xuất việc tổng quát hóa định luật Moore. Nhà khoa học máy tính và cũng là người theo thuyết vị lai Hans Moravec đã đề xuất trong một cuốn sách năm 1998 rằng vòng xoáy tăng trưởng theo hàm mũ có thể mở rộng lại thông qua các công nghệ máy tính cũ trước mạch tích hợp. Ray Kurzweil, một người theo thuyết vị lai, đã đưa ra một định luật về sự tăng tốc quay trở lại trong đó tốc độ thay đổi kỹ thuật (và nói rộng hơn, mọi quá trình tiến hóa [17]) tăng tốc theo hàm mũ, tổng quát hóa định luật Moore theo cùng cách như đề xuất của Moravec, và cũng bao gồm công nghệ vật liệu (đặc biệt như được áp dụng với công nghệ nano), công nghệ y khoa và những ngành khác.[18] Như các tác giả khác, dù, ông giữ thuật ngữ "kỳ dị" cho một sự gia tăng nhanh chóng trí thông minh (trái ngược với các công nghệ khác), ví dụ ông đã viết rằng "Kỳ dị sẽ cho phép chúng ta vượt hơn những giới hạn của cơ thể và bộ não sinh học của chúng ta... Hậu Kỳ dị sẽ không có sự phân biệt giữa con người và máy móc ".[19] Ông cũng định nghĩa thời điểm dự đoán kỳ dị của mình (2045) theo các phạm vi của thời điểm ông cho rằng trí thông minh máy tính sẽ vượt quá nhiều lần tổng lượng khả năng trí tuệ cuon người, viết rằng những tiến bộ trong lĩnh vực máy tính trước thời điểm này "sẽ không đại diện cho Kỳ dị " bởi chúng "chưa tương thích với một sự mở rộng sâu sắc trong trí thông minh của chúng ta."[20]

Thuật ngữ "kỳ dị kỹ thuật " phản ánh ý tưởng rằng sự thay đổi đó có thể diễn ra bất ngờ, và rằng rất khó để tiên đoán một thế giới mới như vậy sẽ vận hành như thế nào.[21][22] Vẫn chưa rõ rằng liệu một sự bùng nổ trí thông minh kiểu như vậy sẽ có lợi hay hại, hay thậm chí là một nguy cơ với sự tồn tại của loài người,[23][24] bởi vấn đề vẫn chưa được hầu hết các nhà nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo vượt quá con người giải quyết, dù chủ đề về trí thông minh nhân tạo vượt quá con người thân thiện đã được Viện Kỳ dị về Trí thông minh Nhân tạoViện tương lai loài người điều tra.[21]

Nhiều nhà công nghệ học và học giả nổi tiếng tranh cãi về khả năng của một kỳ dị kỹ thuật, gồm cả Jeff Hawkins, John Holland, Jaron Lanier, và Gordon Moore, người có định luật (định luật Moore) thường được nêu ra hỗ trợ cho khái niệm này.[25][26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điểm_kỳ_dị_công_nghệ http://pespmc1.vub.ac.be/Papers/AcceleratingEvolut... http://www.acceleratingfuture.com/people-blog/2007... http://www.accelerationwatch.com/history_brief.htm... http://www.aeiveos.com/~bradbury/Authors/Computing... http://arstechnica.com/apple/reviews/2009/08/mac-o... http://www.asimovlaws.com/ http://www.businessweek.com/1999/99_35/b3644021.ht... http://www.dresdencodak.com/cartoons/dc_032.htm http://www.economist.com/science/displaystory.cfm?... http://books.google.com/?id=ZM_hAAAAMAAJ&dq=%22Pri...